Thủ tướng Anh đã chính thức lên tiếng phản đối European Super League và dự định sẽ áp dụng nhiều lệnh cấm với các đội Big Six
Big Six hào hứng với Super League
Vừa qua, thông tin thành lập giải đấu mới mang tên European Super League đã gây chấn động bóng đá toàn thế giới. Lập tức, nhiều cơ quan có thẩm quyền đã lên tiếng đòi dẹp bỏ giải đấu này. Tuy vậy, tình hình tới nay vẫn hết sức giằng co và chưa ai chịu nhường ai.
Trong số 12 đội thành lập ESL, có thể thấy nước Anh chiếm phần lớn nhất. Cụ thể, họ có Chelsea, Man City, Liverpool, Tottenham, MU và Arsenal tham dự giải đấu này. Trong số này, MU và Arsenal được cho là hai CLB với những ông chủ Mỹ, đã đầu têu trong vụ thành lập giải đấu mới. Việc có ngân hàng JP Morgan chống lưng cũng cho thấy sự liên quan mật thiết đó.
Man City và Chelsea có lẽ là hai CLB thiệt hại nhiều nhất khi tham gia Super League. Bởi họ cũng đã vào tới Bán kết C1 năm nay. Hiện tại, Champions League cũng đã chính thức tạm hoãn để chờ tình hình mới nhất.
Trong khi đó, các đội còn lại gia nhập khá đơn giản, bởi họ cũng chẳng còn đá ở C1 hoặc bị loại từ sớm. Nhất là hai đội Arsenal và Tottenham, khi họ chẳng sợ UEFA thu hồi cúp vô địch trước đây, bởi họ chưa từng vô địch tại châu Âu.
![](https://sports.betvisa.com/wp-content/uploads/2021/04/super-league-2.jpg)
Thủ tướng Anh lên tiếng
Với việc có đến 6 đại diện góp mặt tại ESL, Premier League cũng sẽ chịu nhiều hệ lụy. Chính vì thế, đích thân thủ tướng của nước Anh – Boris Johnson khẳng định nước này sẽ tìm cách ngăn cản European Super League. Trong chuyến thăm đến Gloucestershire, Johnson nói với phóng viên:
“Tôi không thích hình thức của những đề xuất này, và chúng tôi sẽ được tư vấn, để xem chính phủ có thể làm gì. Tôi không nghĩ đó là tin tốt cho người hâm mộ, và tôi cũng cho rằng nó gây hại cho nền bóng đá của chúng ta.
Tất nhiên, những câu lạc bộ này đã là những thương hiệu toàn cầu. Tuy vậy, đừng quên họ là những CLB từ nguồn gốc các thị trấn, thành phố, cộng đồng. Yếu tố lịch sử, truyền thống là vô cùng quan trọng. Họ cần phải có mối liên kết với những người hâm mộ của mình.”
Những biện pháp cấm đoán
Hiện tại, ngoài các lệnh cấm của UEFA và FIFA hay FA, chính phủ Anh cũng có thể vào cuộc. Tuy người ta luôn nói bóng đá là môn phi chính trị, nhưng ai cũng phải thừa nhận rằng chẳng thể tách biệt hoàn toàn giữa hai điều này.
Một vài giải pháp tiềm năng mà Chính phủ Anh có thể sử dụng để ngăn cản European Super League là áp dụng Luật cạnh tranh. Một biện pháp khác hiệu quả không kém đó là ép buộc tái cấu trúc lại các đội bóng lớn. Đây có thể là một mô hình học tập từ nước Đức. Các câu lạc bộ tại Bundesliga luôn có công thức 50+1, trong đó người hâm mộ luôn nắm cổ phần và được có tiếng nói của mình.
Gây khó khăn cho việc nhập cảnh, xin giấy phép lao động cũng là một đòn được nhắm tới. Nếu điều này xảy ra, các câu lạc bộ bị cấm sẽ hết đường chuyển nhượng cầu thủ ngoài nước Anh.
Dự kiến, thông tin chi tiết sẽ được công bố bởi Thư ký Văn hóa Oliver Dowden vào chiều thứ Hai (giờ Anh). Tuy vậy, phía chủ tịch của Super League là ông Perez đã tuyên bố, sẵn sàng kiện tụng bất cứ bên nào tính cấm giải đấu của mình.
>>> Để biết tỷ lệ cược EURO mới và tốt nhất, vui lòng truy cập BetVisa